Câu hỏi trắc nghiệm Mô phôi Y Hà Nội - Mô hệ thần kinh

Hình ảnh mô hệ thần kinh




Câu 1
Đặc điểm chỉ có ở tế bào thần kinh:
A)
Có hình sao.
B)
Từ thân toả ra nhiều nhánh bào tương.
C)
Lưới nội bào và ribosom phát triển.
D)
Dẫn truyền xung động thần kinh.
Đáp án
D
Câu 2
Tế bào thần kinh chính thức không thể thiếu cấu trúc:
A)
Sợi nhánh.
B)
Sợi trục.
C)
Sợi trần.
D)
Sợi có myelin.
Đáp án
B
Câu 3
Tế bào thần kinh chính thức có thể thiếu cấu trúc:
A)
Sợi nhánh.
B)
Sợi trục.
C)
Sợi trần.
D)
Sợi có myelin.
Đáp án
A
Câu 4
Sợi thần kinh dẫn truyền xung động thần kinh về thân nơron:
A)
Sợi nhánh.
B)
Sợi trục.
C)
Sợi trần.
D)
Sợi có myelin.
Đáp án
A
Câu 5
Sợi thần kinh dẫn truyền xung động thần kinh từ thân tế bào đi ra:
A)
Sợi nhánh.
B)
Sợi trục.
C)
Sợi trần.
D)
Sợi có myelin.
Đáp án
B
Câu 6
Tế bào tạo ra bao myelin của sợi thần kinh có myelin nằm trong chất trắng thần kinh trung ương:
A)
Tế bào Schwann.
B)
Tế bào ít nhánh.
C)
Tế bào sao.
D)
Tế bào vệ tinh.
Đáp án
B
Câu 7
Tế bào tạo ra bao myelin của sợi thần kinh có myelin nằm trong các dây thần kinh ngoại biên:
A)
Tế bào Schwann.
B)
Tế bào ít nhánh.
C)
Tế bào sao.
D)
Vi bào đệm.
Đáp án
A
Câu 8
Tế bào chức năng dinh dưỡng và giữ nguyên cấu trúc của hệ thần kinh:
A)
Tế bào vệ tinh.
B)
Tế bào Schwann.
C)
Tế bào ít nhánh.
D)
Tế bào sao.
Đáp án
D
Câu 9
Tế bào thần kinh đệm có chức năng thực bào:
A)
Tế bào Schwann.
B)
Tế bào ít nhánh.
C)
Tế bào sao.
D)
Vi bào đệm.
Đáp án
D
Câu 10
Cấu trúc có thể tạo thành phần trước sinap:
A)
Sợi nhánh.
B)
Sợi trục.
C)
Tận cùng sợi nhánh.
D)
Tận cùng sợi trục.
Đáp án
D
Câu 11
Cấu trúc không thể tạo thành phần sau sinap:
A)
Sợi nhánh.
B)
Sợi trục.
C)
Tận cùng sợi nhánh.
D)
Tận cùng sợi trục.
Đáp án
B
Câu 12
Cấu trúc chỉ thấy trong tế bào thần kinh:
A)
Lưới nội bào có hạt.
B)
Melanin.
C)
Túi sináp.
D)
Ống siêu vi.
Đáp án
C
Câu 13
Tế bào thần kinh đệm có khả năng tạo ra dịch não tuỷ:
A)
Tế bào biểu mô thể mi.
B)
Tế bào biểu mô màng mạch.
C)
Tế bào sao.
D)
Vi bào đệm.
Đáp án
B
Câu 14
Cấu trúc không có ở phần sau sinap:
A)
Lưới nội bào.
B)
Ribosom.
C)
Túi sinap.
D)
Xơ thần kinh.
Đáp án
C
Câu 15
Tế bào chữ T ở hạch gai thuộc loại:
A)
Tế bào vệ tinh.
B)
Tế bào một cực giả.
C)
Tế bào 2 cực.
D)
Tế bào đa cực.
Đáp án
B
Câu 16
Cấu trúc dẫn truyền xung động thần kinh theo một chiều:
A)
Sợi nhánh.
B)
Sợi trục.
C)
Sinap.
D)
Tất cả đều đúng.
Đáp án
D
Câu 17
Bản chất của thể Nissl trong thân noron là:
A)
Lưới nội bào có hạt.
B)
Lưới nội bào có hạt và ribosom tự do.
C)
Xơ thần kinh.
D)
Bộ Golgi.
Đáp án
B
Câu 18
Sợi thần kinh dẫn truyền xung động thần kinh nhanh nhất:
A)
Sợi trần.
B)
Sợi trục.
C)
Sợi nhánh.
D)
Sợi có myelin.
Đáp án
D
Câu 19
Ở sợi thần kinh có myelin, hiện tượng khử cực và tái cực của màng trụ trục xảy ra tại:
A)
Dọc theo mọi điểm trên sợi.
B)
Quãng Ranvier.
C)
Vòng thắt Ranvier.
D)
Vạch Schmidt-Lanterman.
Đáp án
C
Câu 20
Bản chất của xung động thần kinh:
A)
Hiện tượng phân cực.
B)
Hiện tượng khử cực.
C)
Hiện tượng lan truyền làn sóng khử cực.
D)
Hiện tượng tái cực.
Đáp án
C
Câu 21
Xung động thần kinh được truyền qua sinap nhờ:
A)
Acetylcholin.
B)
Cathecholamin.
C)
Sự dịch chuyển của dòng ion.
D)
Tất cả đều đúng.
Đáp án
- D
Câu 22
Chất trung gian hoá học của sinap ức chế:

A)
GABA
B)
Acetylcholin.
C)
Adrelanin.
D)
Nor-adrelanin.
Đáp án
A



Share on Google Plus

About drluc

  • Bác sĩ nhà quê
  • - Mọi người rồi sẽ quên đi điều bạn nói
    - Họ cũng sẽ quên đi việc bạn làm
    - Nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm nhận
    - Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại
    - SỐNG LÀ ĐỂ TRẢI NGHIỆM VÀ CHIA SẺ!
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    0 comments:

    Post a Comment

    Hotline: 0984.260.391