Câu 1. Nấm da là do ……………..gây ra
A. Virus
B. Vi khuẩn
C. Ký sinh trùng
D. Nấm ký sinh
E. Bệnh tự miễn
Câu 2. Nấm da có đặc điểm
A. Phát triển tạo thành sợi nấm
B. Chia thành khoang có vách ngăn – tế bào nấm
C. Sinh bào tử là lối sinh sản phổ biến và là phương thức lan truyền của nấm
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai
Câu 3. Cơ thể bị nhiễm nấm là do tiếp xúc với
A. Bào tử nấm trong môi trường xung quanh như đất, nước, không khí…
B. Súc vật bị nấm như chó mèo
C. Do tắm giặt chung, sài chung quân áo, giày dép, vớ, nón… với người đang bị nhiễm nấm
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai
Câu 4. Khi vào cơ thể, nấm phát triển và gây bệnh
A. Phụ thuộc vào sức đề kháng cảu cơ thể
B. Phụ thuộc vào môi trường tại chỗ của da
C. Không phụ thuộc điều kiện gì, chỉ cần xâm nhập vào cơ thể là nấm gây bệnh lập tức
D. A và B đúng
E. Tất cả đều đúng
Câu 5. Bệnh nấm da gây tổn thương ở
A. Lớp thượng bì của da
B. Lông
C. Tóc
D. Móng tay
E. Tất cả đều đúng
Câu 6. Nấm da là bệnh da thường đứng hàng thứ mấy trong các bệnh da liễu ở nước ta
A. Thứ nhất hoặc thứ 2
B. Thứ 3 hoặc thứ 4
C. Thứ 4 hoặc thứ 5
D. Thứ 6 hoặc thứ 7
E. Không quan trọng trong các bệnh da liễu
Câu 7. Bệnh nấm da phát triển nhiều vào mùa
A. Mùa xuân nhiều hơn mùa thu
B. Mùa thu nhiều hơn mùa hè
C. Mùa hè nhiều hơn mùa đông
D. Mùa đông nhiều hơn mùa xuân
E. Mùa nào cũng nhiều
Câu 8. Nấm da gặp nhiều ở những người
A. Người trẻ bị nấm da nhiều hơn người già
B. Nam giới bị nhiều hơn nữ giới
C. Người suy giảm miễn dịch, HIV, AIDS
D. Người dùng Corticoide kéo dài
E. Tất cả đều đúng
Câu 9. Điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh nấm da
A. Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng
B. Nhiệt độ 27-30 độ C
C. Vệ sinh kém, mặc quần áo lót quá chật
D. Rối loạn nội tiết (candida), suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh, ức chế miễn dịch lâu ngày
E. Tất cả đều đúng
Câu 10. Tính miễn dịch trong bệnh nấm da có đặc điểm
A. Có cơ địa dễ bị nhiễm nấm vì liên quan yếu tố mồ hôi, tuyến bã, cấu tạo lớp sừng…
B. Có cơ địa khó bị nhiễm nấm vì liên quan đến yếu tố miễn dịch bền vững
C. Có khả năng miễn dịch nhưng tính kháng nguyên thấp và không đặc hiệu
D. Có khả năng miễn dịch nhưng tính kháng nguyên cao và đặc hiệu
E. A và C đúng
F. B và D đúng
Câu 11. Nấm da gây nhiễm vào lớp sừng gồm các loại nấm sau
A. Nấm lang ben
B. Nấm vảy rồng
C. Trứng tóc
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai
Câu 12. Nấm da do loại nấm ………………. gây bệnh
A. Nấm Epidermophytie, Trichophytie, Microsporie
B. Nấm Candida
C. Nấm hệ thống
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai
Câu 13. Tác nhân gây nấm da - hắc lào
A. Nấm Epidermophyton, Trichophyton, Microsporum
B. Nấm Microporum furfur hay nấm Malassezia furfur - nấm men Pityrosporum ovale
C. Nấm Epidermophyton, Trichophyton, đôi khi do E. floccosum; có thể có vai trò của Candida albicans và tụ cầu gây bệnh
D. Nấm Candida albicans
E. Nấm Trichophyton concentricum
Câu 14. Vị trí thường xảy ra của hắc lào
A. Các nếp kẽ lớn, nếp bẹn 2 bên
B. Các nếp kẽ nhỏ, nếp ngón tay 2 bên
C. Kẽ mông, thắt lưng, nách, nếp vú ở phụ nữ, thân mình, các chi, đôi khi ở cổ gáy, mặt
D. Hông, lưng, nếp vú ở nam giới, đùi, cánh tay, đôi khi ở trán, má
E. A và C đúng
F. B và D đúng
Câu 15. Hình ảnh tổn thương lâm sàng của hắc lào do giống Trichophyton có đặc điểm
A. Đám da sẫm màu, có ranh giới rõ rệt, trên viền có mụn nước nhỏ
B. Có nhiều đám tổn thương liên kết với nhau tạo thành đám lớn hình vằn vèo, nhiều cung như địa đồ, ở vùng trung tâm có xu hướng lành
C. Vị trí tổn thương khu trú ở bất kỳ vị trí nào trên da, thường bắt đầu ở mặt, cổ, cánh tay…
D. Ngứa nhiều khi đi nắng, ra nhiều mồ hôi hoặc khí hậu nóng ẩm
E. Tất cả đều đúng
Câu 16. Hình ảnh tổn thương lâm sàng của hắc lào do giống Epidermophyton có đặc điểm
A. Thường gây bệnh bắt đầu ở vùng bẹn với những vết đỏ
B. Có những mụn nước tạo thành viền bờ, ranh giới rõ, vùng trung tâm có xu hướng lành
C. Vị trí khu trú còn có thể có ở đùi, nếp lằn mông, nếp gấp dưới vú, nách, quanh thắt lưng...
D. Bệnh gây ngứa dữ dội, nhất là khi ra mồ hôi nhiều và về đêm
E. Tất cả đều đúng
Câu 17. Hình ảnh tổn thương lâm sàng của hắc lào do giống Microporum có đặc điểm
A. Các chủng của giống Microporum gây bệnh gặp rất nhiều
B. Các chủng của giống Microporum gây bệnh ít gặp
C. Tổn thương lâm sàng gần tương tự như tổn thương do các chủng của Epidermophyton gây nên
D. Tổn thương lâm sàng gần tương tự như tổn thương do các chủng của Trichophyton gây nên
E. A và C đúng
F. B và D đúng
Câu 18. Hình ảnh tổn thương cơ bản của hắc lào
A. Ban đầu xuất hiện trên da là đám đỏ, hình tròn như đồng xu, đường kính 1-2 cm sau lan to ra
B. Ban đầu xuất hiện trên da là đám sẫm, hình đa giác, sau đó thu nhỏ lại
C. Sau đó các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay, có hình đa cung
D. Sau đó các đám tổn thương phân chia thành từng mảng nhỏ, khu trú từng đám
E. A và C đúng
F. B và D đúng
Câu 19. Tính chất của các tổn thương cơ bản của hắc lào
A. Đám đỏ có bờ viền ranh giới rõ, bờ gồ cao trên mặt da
B. Bờ có một số mụn nước nhỏ li ti, giữa đám tổn thương có xu hướng lành, hơi bong vảy da
C. Tổn thương phát triển lan dần ra ngoại vi
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai
Câu 20. Triệu chứng cơ năng của hắc lào
A. Ngứa, đặc biệt khi trời lạnh, da khô, khó chịu
B. Không ngứa, chỉ hơi rát da một chút
C. Ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa, khó chịu
D. Không ngứa, không rát, không khó chịu
E. Ngứa cả khi trời lạnh hay trời nóng, ra mồ hôi thì bớt ngứa, bớt khó chịu
Câu 21. Các thể lâm sàng của hắc lào
A. Nấm da nhiễm khuẩn
B. Nấm da viêm da, eczema hóa
C. Nấm da mạn tính
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai
Câu 22. Thể nấm da nhiễm khuẩn trong bệnh hắc lào có đặc điểm
A. Do bệnh nhân gãi
B. Tự xuất hiện, không do bệnh nhân gãi hoặc chà sát tổn thương
C. Tổn thương trợt dẫn đến nhiễm khuẩn phụ, xuất hiện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm
D. Tổn thương loét dẫn đến nhiễm nấm toàn thân, xuất hiện mụn nước trên đám tổn thương nấm
E. A và C đúng
F. B và D đúng
Câu 23. Thể nấm da viêm da, eczema hóa trong bệnh hắc lào có nguyên nhân
A. Do bệnh nhân chà xát, gãi, bôi thuốc mạnh (acid, pin đèn, khoáng) làm tổn thương trợt, rớm dịch, viêm lan tỏa, phù nề…
B. Do bệnh nhân chà xát, bôi thuốc làm bạt da bong vảy (dung dịch ASA, BSI 2-3%, mỡ Benzosali…) làm tổn thương lở loét, phù nề, sưng, có khi gây hoại tử
C. Do bệnh nhân điều trị các thuốc chống nấm như mỡ Gricin 3%, mỡ Clotrimazol, kem Nizoral làm tổn thương hoại tử, không thể hồi phục
D. Do bệnh nhân uống thuốc Gricin 0,125g, Nizoral 200mg, phối hợp các thuốc bôi điều trị như mỡ Gricin 3%, mỡ Clotrimazol, kem Nizoral…
E. Do bệnh nhân điều trị bằng đông y với cây muống trầu, lá chút chít, rễ cây bạch hạc làm tổn thương viêm lan tỏa, phù nề.
Câu 24. Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán nấm da hắc lào
A. Công thức máu và Siêu âm
B. Đường huyết và Điện tim
C. Soi tổn thương bằng ánh sáng Wood
D. Soi tươi bệnh phẩm cạo từ tổn thương và nuôi cấy bệnh phẩm từ vẩy da
E. X quang và Soi da
Câu 25. Cần chẩn đoán phân biệt bệnh nấm da hắc lào với các bệnh
A. Bệnh bạch biến, Phong bất định, Viêm da liên cầu dạng vảy phấn
B. Chàm, Phong củ (mảng củ), Vảy phấn hồng Gibert, Vảy nến
C. Viêm da, Á sừng bàn chân, tổ đỉa thể khô, eczema tiếp xúc
D. Bệnh da vảy cá
E. Bệnh vảy nến móng, viêm quanh móng, bệnh móng da nấm men Candida
Câu 26. Nguyên tắc điều trị nấm da hắc lào
A. Phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục
B. Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm món 3-6 tháng
C. Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan rồi mới điều trị
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai
Câu 27. Nguyên tắc điều trị nấm da hắc lào
A. Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không có thể sẽ dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn phụ
B. Khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột kích
C. Bôi thuốc đúng nồng độ thích hợp, kết hợp biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi
D. Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, khoán, tránh thói quen mặc quần áo lót chật, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo
E. Tất cả đều đúng
Câu 28. Điều trị bệnh nấm hắc lào tại tuyến y tế cơ sở
A. Dung dịch ASA
B. Dung dịch BSI 3%
C. Mỡ Salicylic 5%, mỡ Whitfield
D. Thuốc bôi có tác dụng chống nấm như mỡ Gricin 3%, mỡ Clotrimazol, kem Nizoral
E. Tất cả đều đúng
Câu 29. Điều trị bệnh nấm hắc lào tại tuyến y tế chuyên khoa
A. Các thuốc bôi có tác dụng bạt da bong vảy: dung dịch ASA, dung dịch BSI 3%, mỡ Salicylic 5%, mỡ Whitfield…
B. Các thuốc bôi có tác dụng chống nấm: mỡ Gricin 3%, mỡ Clotrimazol, kem Nizoral,...
C. Kháng sinh uống chống nấm toàn thân: Gricin 0,125g 4 viên/24h x 2-3 tuần
D. Kháng sinh uống chống nấm toàn thân: Nizoral 200mg x 1 - 2 viên/24h x 1 - 2 tuần
E. Tất cả đều đúng
Đáp án
1. D
2. D - bào tử
chính là cơ quan lây truyền và bảo vệ nòi giống của nấm.
3. D
4. D
5. E
6. A: Nó đứng
hàng thứ hai sau eczema (Chàm) nhưng trong quân đội thì nó là thứ nhất! - kinh
khủng
7. C
8. E
9. E
10. E
11. D
12. A
13. A - không
chắc lắm.
14. E
15. E
16. E
17. F
18. E
19. D
20. C
21. D
22. E
23. A
24. D
25. B
26. D
27. E
28. E
29. E
Nguồn: Chiaseykhoa.com
0 comments:
Post a Comment