Đề thi tuyển sinh Bác Sĩ Nội Trú - Y Dược HCM năm 2010: Môn Nội

ĐỀ THI TUYỂN SINH BÁC SĨ NỘI TRÚ
KHOA Y – ĐHYD TPHCM – NĂM 2010

BỘ MÔN NỘI

Thời gian làm bài:  35 phút/ 50 câu




Chọn 1 câu đúng:

1.      Hội chứng vành cấp (HCVC):
A.    HCVC gồm nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOĐ)
B.     Gọi là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên khi có tăng men tim và điện tâm đồ hoàn toàn bình thường
C.     75% trường hợp có bất thường trên điện tâm đồ
D.    Trong những bệnh nhân bị HCVC, 40% bị ĐTNKOĐ và 60% bị NMCT
E.     Tất cả đều đúng

2.      Troponin T và I :
A.  Chuyên biệt cho tim và cơ vân
B.  Bắt đầu tăng 2 giờ sau khởi phát nhồi máu cơ tim
C.  Đạt nồng độ đỉnh ở thời điểm 24 – 48 giờ sau nhồi máu cơ tim
D.  Trở về bình thường sau 3 – 5 ngày
E.  A, D đúng

3.      Sử dụng Clopidogrel trong hội chứng vành cấp:
A.  Chỉ dùng khi bệnh nhân dị ứng hoặc không dung nạp với aspirin
B.  Liều nạp 300 mg dùng trong 3 ngày, sau đó 75 mg/ngày
C.  Dùng thường quy trước khi làm can thiệp mạch vành hay mổ bắc cầu mạch vành
D.  Thời gian dùng tối thiểu là 3 – 6 tháng với điều trị bằng nội khoa
E.  Tiếp tục điều trị đến 1 năm hoặc hơn nữa nếu bệnh nhân được can thiệt mạch vành đặt stent
4.      Điều trị kháng đông trong hội chứng vành cấp, chọn câu sai:
A.  Là thành phần quan trọng nhất trong điều trị chống huyết khối
B.  Heparin làm giảm tỉ lệ tử vong sớm hay nhồi máu cơ tim 80%
C.  Enoxaparin liều 1 mg/Kg tiêm dưới da 2 lần/ngày
D.  Heparin không phân đoạn liều nạp 60 UI/Kg, tối đa 5000 UI
E.   Heparin không phân đoạn liều duy trì 12 UI/Kg/giờ, tối đa 1000 UI/giờ

5.      Điều trị chống thiếu máu cục bộ trong hội chứng vành cấp:
A.  Nên dùng sớm ức chế beta nếu không có chống chỉ định
B.  Ức chế canxi có thể dùng để kiểm soát thiếu máu cục bộ tiếp diễn hoặc tái phát khi không dung nạp hoặc chưa đạt hiệu quả với ức chế beta
C.  Ức chế men chuyển được chứng minh làm giảm tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy cơ cao có chức năng tâm thu thất trái bình thường
D.  A, B đúng
E.  A, B, C đúng

6.      Nhồi máu cơ tim cấp, chọn câu sai:
F.   Dựa trên 2 trong 3 tiêu chuẩn: cơn đau thắt ngực, biến đổi trên ECG, tăng men tim
G.  Các triệu chứng tương đương cơn đau thắt ngực: khó thở, suy tim nặng lên, rối loạn tri giác
H.  Sóng Q chỉ xuất hiện sau nhồi máu cơ tim ST chênh lên trên 6 giờ
I.    Troponin nhạy và chuyên biệt hơn CK – MB đối với tổn thương cơ tim
J.    Các rối loạn vận động vùng xảy ra trên siêu âm rất sớm, chỉ vài giây sau khi mạch vành bị tắc, trước khi hoại tử xảy ra

7.      Thuốc tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp:
A.  Cứu sống 39/1000 bệnh nhân được điều trị trong giờ đầu tiên
B.  Nguy cơ xuất huyết não 7 – 9%
C.  Tiêu cục huyết khối trong 60 – 90% bệnh nhân với hồi phục dòng chảy bình thường 40 – 70%
D.  Khoảng 30% bệnh nhân sẽ tắc lại sau khi tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết thành công
E.  Cứ mỗi 60 phút chậm trễ trong việc dùng thuốc tiêu sợi huyết, lợi ích cứu sống mất đi 2,6/1000 bệnh nhân được điều trị

8.      Chống chỉ định tiêu sợi huyết, chọn câu sai:
A. Đang xuất huyết
B.  Trên 65 tuổi
C.  Rối loạn đông máu
D.  Viêm màng ngoài tim cấp
E.  Nghi có phình bóc tách động mạch chủ

9.      Sinh lý bệnh phù phổi cấp:
A.  Hệ bạch mạch đóng vai trò quan trọng trong cơ chế gây phù phổi
B.  Bình thường hệ bạch mạch dẫn lưu 20 ml/giờ/70Kg và có thể tăng tới
200 ml/giờ/70 Kg khi cần thiết
C.  Lượng dịch thoát vượt quá khả năng dẫn lưu của hệ bạch mạch nên dịch bắt đầu tích tụ ở khoảng mô kẽ lỏng lẻo quanh tiểu phế quản, động mạch, tĩnh mạch
D.  A, C đúng
E.  A, B, C đúng

10.   Các yếu tố thúc đẩy phù phổi cấp:
A.  Tăng huyết áp
B.  Bệnh tim thiếu máu cục bộ
C.  Nhiễm trùng
D.  Những thuốc có tác dụng giữ nước và muối như steroid hoặc thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc có tác dụng làm giảm co bóp thất trái
E.  Tất cả đều đúng

11.  Điều trị phù phổi cấp:
A.  Liều nitroglycerine khởi đầu 10 µg/Kg/giờ và tăng liều 5 µg/Kg/giờ đến lúc đỡ triệu chứng khó thở hoặc có tác dụng phụ
B.  Liều nitroprusside dùng khởi đầu là 0,2 µg/Kg/phút tăng dần liều 0,1 – 0,2 µg/Kg/phút mỗi 5 phút cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn hoặc đến liều tốt đa 5 µg/Kg/phút
C.  Dobutamine khởi đầu 1 – 2 µg/Kg/phút tăng dần đến lúc có hiệu quả hoặc xuất hiện tác dụng phụ
D.  A, C đúng
E.  A, B, C đúng

12.   Giai đoạn phù mô kẽ lỏng lẻo bệnh nhân có thể có các triệu chứng và dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A.  Khó thở, thở nhanh do kích thích thụ thể sức căng (thụ thể J) ở mô kẽ
B.  Giảm oxy máu: mức độ tương ứng tăng áp lực tăng mao mạch phổi (PCP) trong nhồi máu cơ tim cấp
C.  Dung tích sống và các thể tích khác của phổi giảm
D.  Sung huyết rốn phổi, bờ các mạch máu mất sắc nét, dày các vách tiểu phân thùy
E.  Có thể có ran rít do co thắt phế quản phản xạ

13.   Tiêu chuẩn của viêm phổi nặng theo ATS, ngoại trừ:
A.  Suy hô hấp cần máy thở
B.  HA tối đa < 110 mmHg
C.  Suy thận cấp
D.  HA tối thiểu < 60 mmHg
E.  PaO2 / FiO2 < 250

14.   Tác nhân thường gặp nhất trong viêm phổi hít là:
A.  VK kỵ khí
B.  VK hiếu khí
C.  VK không điển hình
D.  Nấm
E.  Ký sinh trùng

15.   Tiêu chuẩn nặng trên phim X quang phổi, ngoại trừ:
A.  Tổn thương nhiều hơn 1 thuỳ
B.  Tổn thương tiến triển > 50% trong 48 giờ
C.  Tổn thương hoại tử
D.  Tổn thương kèm theo tràn dịch màng phổi khu trú
E.  Tổn thương kèm mủ màng phổi

16.   Phân biệt tràn dịch màng phổi phản ứng và tràn dịch màng phổi biến chứng trong viêm phổi được dựa vào:
A.  Màu sắc của dịch màng phổi
B.  Tế bào dịch màng phổi
C.  Có VK dịch màng phổi
D.  HCO3 dịch màng phổi
E.  PCO2 dịch màng phổi

17.   Tán huyết nội mạch cấp sau truyền máu:
A.  Do truyền nhầm nhóm máu hệ ABO
B.  Kháng thể trong huyết tương truyền vào làm vỡ hồng cầu bệnh nhân
C.  30 ml máu không tương hợp cũng có thể gây phản ứng trầm trọng
D.  A, C đúng
E.  A, B, C đúng

18.   Phản ứng phản vệ trong tai biến truyền máu:
A.  Là biến chứng thường gặp, có thể xảy ra khi truyền plasma tươi đông lạnh và truyền nhanh
B.  Xảy ra sau vài giờ sau khi truyền máu
C.  Cơ chế gây co thắt phế quản và mạch máu là do cytokin trong huyết tương
D.  A, C đúng
E.  A, B, C đúng

19.   Ban xuất huyết sau truyền máu:
A.  Hiếm gặp
B.  Do kháng thể chống lại trực tiếp kháng nguyên của tiểu cầu người cho
C.  Xuất huyết mức độ trung bình
D.  Giảm tiểu cầu 3 – 5 ngày sau truyền máu
E.  Số lượng tiểu cầu tự hồi phục sau 2 – 4 tuần

20.   Lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm sau truyền máu: 
A.  HTL V1 và HTL V2
B.  Parovirus B12, bệnh Lyme
C.  CMV, EBV
D.  A, C đúng
E.  A, B, C đúng

21.   Một bệnh nhân nam 65 tuổi, có tiền căn suy tim, nhập viện vì ói ra máu và đi cầu phân đen. Khám: bệnh nhân tỉnh, mạch 110 lần/phút, huyết áp 95/60 mmHg. Xét nghiệm: ure máu 14 mmol/l, Hb 9 g/dl. Tổng số điểm Blatchford là:
A.  15 điểm
B.  16 điểm
C.  17 điểm
D.  18 điểm
E.  19 điểm

22.   Bảng phân loại Forrest đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hoá trên nội soi, chọn một câu đúng:
A.  Độ Ia: máu phun thành tia (ổ loét ăn vào tĩnh mạch)
B.  Độ IIa: rỉ máu quanh ổ loét
C.  Độ IIb: có mạch máu nhưng không chảy máu
D.  Độ IIc: có cặn đen
E.  Tất cả đều sai

23.  Thuốc cầm máu qua nội soi trong điều trị xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng:
A.  Absolute Ethanol 600
B.  Nước muối đẳng trương
C.  Adrenalin 1/10.000
D.  A, C đúng
E.  A, B, C đúng

24.  Chọn một phát biểu đúng:
A.  Xơ gan chưa dãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ): 50% sẽ dãn TMTQ sau 3 năm
B.  Xơ gan + dãn TMTQ lớn: 50% sẽ vỡ gây xuất huyết tiêu hoá trong 6 tháng
C.  Xơ gan + dãn TMTQ lớn + dấu suy tế bào gan rõ: 50% sẽ vỡ gây xuất huyết tiêu hoá trong 3 tháng
D.  Trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa, 90% xuất huyết tiêu hoá do vỡ dãn TMTQ
E.  Áp lực tĩnh mạch cửa bình thường từ 5 – 10 mmHg



25.  Chỉ định tuyệt đối tiệt trừ Helicobacter pylori, ngoại trừ:
A.  Sau phẫu thuật ung thư dạ dày
B.  Bệnh nhân GERD cần ức chế tiết acid mạnh và lâu dài
C.  Viêm teo đường tiêu hoá
D.  U MALT lyphoma
E.  Theo yêu cầu bệnh nhân

26.  Các yếu tố gây tổn thương mô của Helicobacter pylori, ngoại trừ:
A.  Lipopolysaccharide
B.  Urase
C.  Protein sốc nhiệt
D.  Protein gây viêm màng ngoài
E.  Các yếu tố gây hoạt hoá và kết tập tiểu cầu

27.  Tác dụng phụ của thuốc ức chế thụ thể H2, ngoại trừ:
A.  Gây hiện tượng nam tính hoá ở nữ tạm thời
B.  Tăng nguy cơ suy thận ở người già
C.  Tăng SGOT, SGPT
D.  Viêm thận mô kẽ
E.  Viêm mạch máu dị ứng

28.  Điều trị loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori:
A.  PPI các loại ở tiêu chuẩn có hiệu quả không giống nhau
B.  Nếu loét dạ dày cần tiếp tục điều trị kháng tiết cho dù 2 – 4 tuần
C.  Nếu loét dạ dày nhỏ, không biến chứng, không cần điều trị kháng tiết duy trì
D.  Loét tá tràng cần sinh thiết và nội soi kiểm tra hiệu quả lành loét
E.  Tất cả đều đúng

29.  Nguyên nhân thường gặp của loét trơ, ngoại trừ:
A.  Hút thuốc lá
B.  Hội chứng Zollinger – Eddison
C.  Có dùng NSAID
D.  Còn Hp
E.  Không tuân thủ điều trị tốt

30.  Một BN 30 tuổi nhập viện vì tiểu ít. XN creatinin máu 3 mg%. Tổng phân tích nước tiểu: đạm niệu 0,5g/l, hồng cầu 50/µL, bạch cầu (-), nitrit (-), FeNa > 1%. Cặn lắng nước tiểu: trụ hạt nâu, nhiều tế bào biểu mô. Siêu âm: kích thước thận to, không ứ nước, vỏ tuỷ phân biệt rõ.
Chẩn đoán được nghĩ đến nhiều nhất:
A.  Suy thận cấp trước thận
B.  Hoại tử ống thận cấp
C.  Viêm vi cầu thận cấp
D.  Viêm ống thận mô kẽ cấp
E.  Suy thận cấp do tắc nghẽn

31.  Trong suy thận cấp, khi BN tiểu 50 ml/ngày, nguyên nhân nào sau đây ít được nghĩ đến:
A.  Tắc nghẽn đường tiểu hoàn toàn
B.  Thuyên tắc mạch thận
C.  Hoại tử vỏ thận 2 bên
D.  Viêm cầu thận tiến triển nhanh
E.  Suy thận cấp do kháng sinh gentamycine

32.  Trong nhóm kháng sinh ainiglycoside, thuốc nào sau đây có độc tính trên thận thấp nhất:
A.  Neltimycine
B.  Tobramycine
C.  Gentamycine
D.  Amikacine
E.  Không câu nào đúng

33.  Đối tượng BN nào sau đây có nguy cơ cao bị suy thận cấp khi được sử dụng các thuốc độc thận, ngoại trừ:
A.  Lớn tuổi
B.  Bệnh thận sẵn có
C.  Đa u tuỷ
C.  Đái tháo đường
E.  Phái nam



CHỌN CÂU TƯƠNG ỨNG CHÉO THÍCH HỢP (CÂU 34 à  38)
34.  Avlocardyl
A.  Thải trừ tại gan, không chọn lọc
35.  Atenolol
B.  Có tác dụng ASI (+)
36.  Metoprolol
C.  Thải trừ tại gan, chọn lọc
37.  Bisoprolol
D.  Thải trừ tại thận
38.  Acebutolol
E.  Thải trừ qua 2 đường gan và thận

39.  Chỉ định dùng Digoxin trong suy tim:
A.  Rung nhĩ
B.  Suy tim tâm trương
C.  Suy tim tâm thu
D.  Suy tim tâm thu rung nhĩ đáp ứng thất nhanh
E.  Suy tim
40.  Chỉ định dùng lợi tiểu trong suy tim:
      A.  Suy tim cung lượng cao
      B.  Suy tim có sung huyết
      C.  Suy tim có rung nhĩ đáp ứng thất nhanh
      D.  Suy tim tâm trương
      E.  Suy tim trái

41.  Chỉ định dùng ức chế men chuyển trong suy tim:
      A.  Suy tim độ I
      B.  Suy tim độ II
      C.  Suy tim độ III
      D.  Suy tim độ IV
E.  Tất cả các giai đoạn suy tim

42.  Chỉ định dùng ức chế beta trong suy tim:
A.  Khi suy tim được ổn định với lợi tiểu và ức chế men chuyển
B.  Tất cả giai đoạn của suy tim
C.  Suy tim có bệnh mạch vành
D.  Suy tim có nhanh xoang
E.  Suy tim ở người trẻ
43.  Các xét nghiệm sau đây có thể chẩn đoán lớn nhĩ trái:
      A.  ECG
      B.  X quang lồng ngực
      C.  Siêu âm tim
      D.  B và C đúng
      E.  A, B và C đúng

44.  Các xét nghiệm sau đây có thể để chẩn đoán suy tim:
A.  ECG
B.  BNP
C.  X quang phổi
D.  B và C đúng
E.  A, B và C đúng

45.  Các xét nghiệm sau dùng để chẩn đoán bệnh mạch vành mạn:
A.    ECG
B.     Siêu âm tim
C.     X quang
D.    A và B đúng
E.     A, B, C đúng

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG (CÂU 46 à 50)
Một bệnh nhân nam 66 tuổi có tiền căn hút thuốc lá 30 năm, tăng huyết áp (THA) 8 năm, suy thận mạn độ I 2 năm, ngưng điều trị 1 năm, nhập viện vì nhức đầu, chóng mặt. Huyết áp đo được là 170/110 mmHg.
Cận lâm sàng:
            -  ECG:  nhịp xoang 90 lần/phút, dày thất trái
            -  Đường huyết lúc đói:  6,5 mmol/L
            -  Creatinin máu:  238 µmol/L

46.  Phân độ THA bệnh nhân này:
A.  THA độ 2 theo JNC VI
A.  THA độ 3 theo JNC VI
A.  THA độ 2 theo JNC VII
D.  A, C đúng
E.  B, C đúng

47.  Xếp loại nguy cơ bệnh nhân này:
A.    Nguy cơ A
B.  Nguy cơ B
C.  Nguy cơ C
D.  Nguy cơ D (vì có suy thận)
E.  Nguy cơ D (vì vừa có yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích)

48.  Biến chứng có thể có trên bệnh nhân này, ngoại trừ:
A.    Nhồi máu não
B.     Suy tim
C.     Nhồi máu cơ tim
D.    Viêm nội tâm mạc
E.     Phình động mạch chủ ngực

49.  Huyết áp mục tiêu trên bệnh nhân này là:
      A.  HA < 140/80 mmHg
      B.  HA < 140/90 mmHg
      C.  HA < 135/85 mmHg
      D.  HA < 130/80 mmHg
      E.  HA < 120/80 mmHg

50.  Để đạt huyết áp mục tiêu trên bệnh nhân này cần:
      A.  Phối hợp ít nhất hai loại thuốc huyết áp
      B.  Đơn trị liệu với lợi tiểu
    C.  Đơn trị liệu với ức chế thụ thể
    D.  Đơn trị liệu với ức chế beta
    E.  Đơn trị liệu với ức chế men chuyển

P/s: Mẹo: Nhấn G+1 để theo dõi và được cập nhật những tài liệu, đề thi sớm nhất. Có những bài chỉ hiển thị cho những người theo dõi.

Share on Google Plus

About drluc

  • Bác sĩ nhà quê
  • - Mọi người rồi sẽ quên đi điều bạn nói
    - Họ cũng sẽ quên đi việc bạn làm
    - Nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm nhận
    - Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại
    - SỐNG LÀ ĐỂ TRẢI NGHIỆM VÀ CHIA SẺ!
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    0 comments:

    Post a Comment

    Hotline: 0984.260.391