Trắc nghiệm Dược lý : Thuốc điều chỉnh các rồi loạn tiêu hóa ( Câu hỏi )

THUỐC ĐIỀU CHỈNH CÁC RỐI LOẠN TIÊU HÓA


Loại câu hỏi nhiều lựa chọn có nhiều đáp án đúng (T/FQ)


1.
Thuốc ức chế sự bài tiết HCl và pepsin ở dạ dày bao gồm :


A.
Các thuốc ức chế receptor H2-histamine


B.
Thuốc ức chế “bơm proton”


C.
Các thuốc antacid


D.
Các kháng sinh


E.
Sucralfate






2.
Các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ  dày bao gồm  :


A.
Cimetidine


B.
Ranitidine


C.
Famotidine


D.
Neomycin


E.
Gentamycin






3.
Các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ  dày bao gồm  :


A.
Streptomycin


B.
Kanamycin


C.
Omeprazole


D.
Nizatidine


E.
Roxatidine








4.
Thuốc ức chế “bơm proton” ở dạ dày bao gồm :


A.
Metronidazole


B.
Omeprazole


C.
Lansoprazole


D.
Pantoprazole


E.
Tinidazol






5.
Thuốc ức chế “bơm proton” ở dạ dày bao gồm :


A.
Rabeprazole


B.
Amiodarone


C.
Esmeprazole


D.
Chloramphenicol


E.
Metronidazole






6.
Các thuốc trung hòa HCl đã được bài tiết ở dạ dày còn được gọi là thuốc :


A.
Kháng acid


B.
Kháng viêm


C.
Antiacid


D.
Antacid


E.
Băng xe niêm mạc






7.
Các loại thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bao gồm :


A.
Các thuốc bao phủ niêm mạc, băng bó ổ loét và kích thích sản xuất chất nhày


B.
Thuốc kháng viêm


C.
Kháng sinh


D.
Antacid


E.
Thuốc kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô phủ của niêm mạc dạ dày






8.
Các thuốc bao phủ niêm mạc, băng bó ổ loét và kích thích sản xuất chất nhày ở dạ dày bao gồm :


A.
Teprenone


B.
Sucralfate


C.
Các thuốc giống prostaglandin


D.
Kháng sinh


E.
Antacid






9.
Các  thuốc kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô phủ của niêm mạc dạ dày bao gồm :


A.
Vitamin B1, B2


B.
Vitamin B6, B12


C.
Vitamin PP


D.
Vitamin U


E.
Vitamin C






10
Các thuốc giống prostaglandin có tác dụng bao phủ niêm mạc, băng bó ổ loét và kích thích sản xuất chất nhày ở dạ dày bao gồm :


A.
Lansoprazole


B.
Misoprostol


C.
Rioprostil


D.
Teprenone


E.
Sucralfate






11
Các thuốc giống prostaglandin có tác dụng bao phủ niêm mạc, băng bó ổ loét và kích thích sản xuất chất nhày ở dạ dày bao gồm :


A.
Arboprostil


B.
Enprostil


C.
Trimoprostil


D.
Gentamycin


E.
Gastrin






12
Các thuốc có tác dụng diệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter pylori ở dạ dày bao gồm :


A.
Các kháng sinh


B.
Colloidal bismuth subcitrat (CBS)


C.
Lansoprazole


D.
Misoprostol


E.
Tripotassium dicitrato bismuthat (TDB)






13
Tác dụng dược lý của các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ  dày:


A.
Trung hòa HCl đã được bài tiết ở dạ dày


B.
Làm giảm bài tiết số lượng dịch vị


C.
Làm giảm nồng độ HCl trong dịch vị


D.
Diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori


E.
Hấp phụ muối mật






14
Chỉ định của của các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ dày


A.
Loét dạ dày - tá tràng lành tính (thể tăng toan, tăng tiết)


B.
Viêm dạ dày cấp, đợt cấp của viêm dạ dày mạn


C.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GORD)


D.
Ung thư dạ dày


E.
Viêm teo niêm mạc dạ dày






15
Chống chỉ định của các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ dày


A.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú


B.
Ung thư dạ dày


C.
Suy gan, suy thận, suy tuần hoàn nặng


D.
Quá mẫn cảm với thuốc


E.
Phối hợp với các thuốc antacid (vì có thể gây suy tuỷ không hồi phục)






16
Tác dụng không mong muốn của các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ dày :


A.
Rối loạn tiêu hóa


B.
Rối loạn chức năng tim, gan, thận


C.
Rối loạn thần kinh - tâm thần


D.
Rối loạn nội tiết, sinh dục


E.
Hội chứng xám ở trẻ em






17
Tác  dụng của các  thuốc ức chế “bơm proton” ở dạ dày :


A.
Ức chế bài tiết HCl


B.
Làm giảm rõ rt khối lượng dịch vị


C.
Ức chế bài tiết pepsin


D.
Ức chế bài tiết yếu tố nội tại của dạ dày


E.
Hầu như không ảnh hưởng tới khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin và yếu tố nội tại của dạ dày






18
Bơm proton” ở dạ dày có bản chất là :


A.
Một loại enzyme


B.
Bơm H+/K+-ATPase


C.
Bơm Na+/K+-ATPase


D.
Bơm Na+/H+-ATPase


E.
Bơm Ca++/H+-ATPase






19
Chỉ định của của các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ dày :


A.
Loét dạ dày - tá tràng lành tính (thể tăng toan, tăng tiết)


B.
Viêm dạ dày cấp, đợt cấp của viêm dạ dày mạn


C.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GORD)


D.
Viêm teo niêm mạc dạ dày


E.
Hội chứng Zollinger – Ellison






20
Các thuốc antacid loại có tác dụng toàn thân gồm :


A.
Natri hydrocarbonat


B.
Aluminum hydroxide


C.
Calci carbonat


D.
Calci clorid


E.
Natri nitrit






21
Nhược điểm của natri hydrocarbonat khi điều trị bệnh dạ dày :


A.
Giải phóng nhanh CO2, làm căng dạ dày, có thể gây chảy máu hoặc thủng ổ loét


B.
Dùng kéo dài gây nhiễm base máu


C.
Tác dụng nhanh như­ng chóng hết, gây hiện tượng acid rebound


D.
Đi lỏng


E.
Làm tăng Na+/ máu ( dễ gây phù, tăng huyết áp )






22
Các thuốc antacid loại không có tác dụng toàn thân gồm :


A.
Natri hydrocarbonat


B.
Aluminum hydroxide


C.
Calci carbonat


D.
Calci clorid


E.
Magnesium hydroxide






23
Ưu điểm của magnesium hydroxide khi điều trị bệnh dạ dày :


A.
Không gây phản ứng tăng tiết acid hồi ứng ( acid rebound )


B.
Không gây nhim base máu ngay cả khi dùng kéo dài


C.
Kinh tế


D.
Cách sử dụng đơn giản, thuận tiện


E.
Không gây ra các tác dụng không mong muốn






24
Các thuốc kháng acid có tác dụng toàn thân có tính chất:


A.
Giải phóng nhanh CO2


B.
Dùng lâu gây base máu


C.
Giữ Na+ dễ gây phù


D.
Tác dụng nhanh và kéo dài


E.
Tăng tiết acid dịch vị hồi ứng






25
Các thuốc kháng acid có tác dụng toàn thân gồm:


A.
NaHCO3


B.
CaCO3


C.
Mg(OH)2


D.
Al(OH)3


E.
Al2(OH)6






26
Các thuốc kháng acid có tác dụng tại chỗ là:


A.
NaHCO3


B.
CaCO3


C.
Mg(OH)2


D.
Al(OH)3


E.
Al2(OH)6






27
Các thuốc kháng acid có tác dụng tại chỗ có đặc điểm:


A.
Tạo phức hợp base


B.
Không tan


C.
Không hoặc rất ít được hấp thu vào máu


D.
Ít gây tác dụng toàn thân


E.
Giảm tiết acid dịch vị






28
Mg(OH)2 có đặc điểm:


A.
Rất ít tan trong nước


B.
Có khả năng hấp thu hoàn toàn


C.
Có tác dụng tẩy khi dùng lâu


D.
Ít gây tác dụng toàn thân


E.
Giảm tiết acid dịch vị






29
Al(OH)3 có đặc điểm:


A.
Gây táo bón


B.
Kết tủa pepsin


C.
Tạo nhôm phosphat không tan ở ruột


D.
Có thể gây nhuyễn xương


E.
Khi dùng lâu có tác dụng tẩy






30
Al(OH)3 có đặc điểm:


A.
Làm giảm nhu động đường tiêu hoá


B.
Không dùng cho người suy thận nặng


C.
Có thể làm giảm hấp thu nhiều thuốc khác


D.
Làm tăng hấp thu thuốc phối hợp


E.
Làm giảm chuyển hoá các thuốc dùng kèm






31
Thuốc làm giảm bài tiết HCl và pepsin của dạ dày:


A.
Cimetidin; ranitidin, NaHCO3


B.
Omeprazol, pantoprazol, Mg(OH)2


C.
Cimetidin; ranitidin; omeprazol


D.
NaHCO3; Mg(OH)2; omeprazol


E.
Ranitidin; omeprazol; pantoprazol






32
Thuốc kháng H2 - histamin  có đặc điểm là:


A.
Không tác dụng trên receptor H1- histamin


B.
Ngăn cản bài tiết acid dịch vị do tăng histamin


C.
Tác dụng phụ thuộc vào nồng độ


D.
Tranh chấp với acetyl cholin tại receptor H2- histamin


E.
Tranh chấp với histamin tại receptor H2- histamin






33
Thuốc kháng H2- histamin có đặc điểm là:


A.
Hấp thu hoàn toàn qua tiêu hoá


B.
Không hấp thu qua đường tiêu hoá


C.
Đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 1-2 h


D.
Gắn vào protein huyết tương 50%


E.
Không bị chuyển hoá bởi gan






34
Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng histamin H2  là:


A.
Phân lỏng


B.
Buồn nôn


C.
Vú to ở nam giới


D.
Nhức đầu


E.
Loãng xương






35
Cimetidin  làm:


A.
Giảm hấp thu penicilin V


B.
Tăng hấp thu penicilin V


C.
Giảm hấp thu vitamin K


D.
Tăng tác dụng và độc tính của vitamin K ?????


E.
Loãng xương






36
Cimetidin  có chỉ định là:


A.
Loét dạ dày - tá tràng


B.
Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Zolinger – Ellison)


C.
Loét thực quản


D.
Loét đại tràng


E.
Đau đầu






37
Omeprazol có đặc điểm là:


A.
Bị phá huỷ ở môi trường acid


B.
Hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá


C.
Sinh khả dụng phụ thuộc vào liều và pH dịch vị


D.
Kích thích bơm proton


E.
Gắn 95% vào protein huyết tương






38
Omeprazol có đặc điểm là:


A.
Chuyển hoá gần như hoàn toàn ở gan


B.
Chuyển hóa hoàn toàn ở thận


C.
Thời gian bán thải là 30-90 phút


D.
Thải trừ qua thận 80%


E.
Thải trừ qua thận 40%






39
Tác dụng không mong muốn của omeprazol là:


A.
Ỉa chảy


B.
Buồn nôn


C.
Vú to ở nam giới


D.
Nhức đầu


E.
Táo bón






40
Chỉ định của omeprazol là:


A.
Loét dạ dày tiến triển


B.
Bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc kháng H2


C.
Hội chứng Zollinger -Ellison


D.
Loét dạ dày tá tràng thông thường


E.
Viêm teo niêm mạc dạ dày






41
Các thuốc dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng là:


A.
Thuốc kháng cholinergic ngoại vi


B.
Các thuốc giống prostaglandin


C.
Các muối bismuth


D.
Sucralfat


E.
Mg(OH)2






42
Các muối bismuth có tác dụng chống loét dạ dày - tá tràng là do:


A.
Đối kháng với acetylcholin nên giảm tiết acid dịch vị


B.
Đối kháng với prostaglandin nên giảm tiết acid dịch vị


C.
Đối kháng với H2 - histamin nên giảm tiết acid dịch vị


D.
Diệt H. pylori nên có tác dụng phối hợp điều trị loét dạ dày


E.
Kích thích sản xuất chất nhầy và NaHCO3­






43
Sucralfat có tác dụng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng là do:


A.
Gắn tĩnh điện với protein tại ổ loét


B.
Kích thích sản xuất prostaglandin tại chỗ


C.
Đối kháng với H2 - histamin  nên giảm tiết acid dịch vị


D.
Nâng acid dịch vị


E.
Hấp phụ các muối mật






Loại câu hỏi nhiều lựa chọn có một đáp án đúng (MCQ)


44
Cơ chế tác dụng của các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ  dày là thuốc ức chế cạnh tranh với histamine tại receptor H2-histamine ở loại tế bào

A.
Nhày vùng đáy dạ  dày

B.
Thành vùng đáy dạ  dày

C.
Chính vùng đáy dạ  dày

D.
G vùng đáy dạ  dày

E.
Biểu mô phủ vùng đáy dạ dày




45
Cơ chế tác dụng của các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ dày là do ức chế enzyme :

A.
Catalase

B.
Adenylcyclase

C.
Hydroxylase

D.
Aldolase

E.
Protease




46
Cần thận trọng khi dùng các thuốc ức chế receptor H2-histamine ở dạ dày cho bệnh nhân :

A.
Hen phế quản

B.
Basedow

C.
Loét dạ dày có nguy cơ ung thư

D.
Beri – Beri

E.
Viêm khớp dạng thấp




47
Nhược điểm của calci carbonat khi điều trị bệnh dạ dày :

A.
m giảm Ca2+/ máu ( gây giảm ham muốn tình dục…)

B.
m tăng Ca2+/ máu ( gây giảm ham muốn tình dục…)

C.
m tăng Ca2+/ máu ( gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần, tim mạch..)

D.
m tăng Ca2+/ máu ( gây suy tuỷ không hồi phục…)

E.
m tăng Ca2+/ máu ( gây phù, tăng huyết áp…)




48
Nhược điểm của magnesium hydroxide khi dùng kéo dài :

A.
Tăng nhãn áp

B.
Táo bón

C.
Đi lỏng

D.
Phù, tăng huyết áp

E.
Sỏi thận




49
Nhược điểm của aluminum hydroxide khi dùng kéo dài :

A.
Táo bón

B.
Đi lỏng

C.
Phù, tăng huyết áp

D.
Sỏi thận

E.
Tụt huyết áp thế đứng


.

50
Ưu điểm của aluminum hydroxide trong điều trị bệnh dạ dày :

A.
Ức chế “bơm proton”, làm giảm tiết HCl

B.
Làm kết tủa pepsin, có tác dụng tốt trong điều trị loét do tăng tiết pepsin           (peptic ulcer)

C.
Tăng tiết chất nhày

D.
Hấp phụ muối mật

E.
Diệt Helicobacter pylori




51
Loét dạ dày là sự mất cân bằng giữa:

A.
Acid và chất nhầy

B.
Pepsin và HCO3-

C.
Helicobacter pylori và prostaglandin

D.
Các yếu tố xâm hại và sự bảo vệ niêm mạc tại chỗ

E.
Các loại vi khuẩn đường tiêu hóa




52
Chiến lược điều trị loét dạ dày:

A.
Chống các yếu tố xâm hại

B.
Bảo vệ tế bào

C.
Chống các yếu tố xâm hại và bảo vệ tế bào

D.
Thuốc kháng acid, thuốc giảm acid và các kháng sinh

E.
Thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc kháng acid




53
Các tuyến tiết dạ dày có:

A.
Một loại tế bào

B.
Hai loại tế bào

C.
Ba loại tế bào

D.
Bốn loại tế bào

E.
Năm loại tế bào




54
Việc điều hoà bài tiết HCl của tế bào thành là do:

A.
Histamin

B.
Acetylcholin

C.
Gastrin

D.
Histamin, acetylcholin và gastrin

E.
Histamin, pepsin và gastrin




55
Các thuốc kháng acid là những thuốc có tác dụng:

A.
Nâng pH dịch dạ dày lên gần 1

B.
Nâng pH dịch dạ dày lên gần 2

C.
Nâng pH dịch dạ dày lên gần 3

D.
Nâng pH dịch dạ dày lên gần 4

E.
Nâng pH dịch dạ dày lên gần 5




56
Thuốc làm giảm bài tiết HCl và pepsin của dạ dày gồm hai nhóm là:

A.
Thuốc kháng H2 - histamin  và thuốc kháng “bơm proton”

B.
Thuốc kháng H1 - histamin và thuốc kháng H2 - histamin

C.
Thuốc kháng H3 - histamin   và thuốc ức chế “bơm proton”

D.
Thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng H3 - histamin

E.
Thuốc kháng H2 - histamin và thuốc ức chế “bơm proton”




57
Cơ chế tác dụng của thuốc kháng histamin là do tranh chấp với:

A.
Histamin tại receptor histamin

B.
Histamin tại “bơm proton”

C.
Histamin tại receptor H1 - histamin   

D.
Acetylcholin tại receptor H2 - histamin   

E.
Histamin tại receptor H2 - histamin   




58
Omeprazol có cơ chế tác dụng là:

A.
Kháng H2 - histamin

B.
Kháng H1 - histamin

C.
Ức chế “bơm proton”

D.
Kích thích “bơm proton”

E.
Kích thích receptor H2




59
Thuốc kháng cholinergic ngoại vi có tác dụng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng là do:

A.
Đối kháng với acetylcholin nên giảm tiết acid dịch vị

B.
Đối kháng với prostaglandin nên giảm tiết acid dịch vị

C.
Đối kháng với H2 - histamin nên giảm tiết acid dịch vị

D.
Diệt H. pylori nên có tác dụng phối hợp điều trị loét dạ dày

E.
Trung hoà acid dịch vị




60
Thuốc giống prostaglandin có tác dụng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng là do:

A.
Đối kháng với acetylcholin nên giảm tiết acid dịch vị

B.
Đối kháng với prostaglandin nên giảm tiết acid dịch vị

C.
Đối kháng với H2 - histamin nên giảm tiết acid dịch vị

D.
Diệt H. pylori nên có tác dụng phối hợp điều trị loét dạ dày

E.
Kích thích sản xuất chất nhầy và NaHCO3­






Share on Google Plus

About drluc

  • Bác sĩ nhà quê
  • - Mọi người rồi sẽ quên đi điều bạn nói
    - Họ cũng sẽ quên đi việc bạn làm
    - Nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm nhận
    - Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại
    - SỐNG LÀ ĐỂ TRẢI NGHIỆM VÀ CHIA SẺ!
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    1 comments:

    Hotline: 0984.260.391