Test Nhi: Hội chứng co giật ở trẻ em

 - Tên bài học:             HỘI CHỨNG CO GIẬT Ở TRẺ EM
- Số tiết học: 2
- Mục tiêu học tập:
   1. Trình bày được định nghĩa co giật và động kinh
   2. Liệt kê được các nguyên nhân gây co giật ở nhóm tuổi sơ sinh, trẻ bú mẹ và  trẻ lớn
   3. Mô tả được lâm sàng các dạng co giật ở các nhóm tuổi
   4. Trình bày chẩn đoán co giật do sốt đơn thuần và  co giật do sốt phức hợp
   5. Trình bày các xử trí co giật và nguyên tắc điều trị bệnh động kinh
   6.  Trình bày được chăm sóc và dự phòng co giật tại bệnh viện và ở nhà
STT
Mục tiêu
Tỷ lệ test
Số lượng test tối thiểu
MCQ
Đúng/Sai
Ngỏ ngắn
  CS
1
Mục tiêu 2
11(39,2%)
5

3
3
2
Mục tiêu 3
7 (25%)
3
2

2
3
Mục tiêu 4
4 (14,3%)
4



4
Mục tiêu 5
5 (17,8%)
4

1

5
Mục tiêu 6
1(3,7%)


1

Tổng số
28 (100%)
16
2
5
5


1. Gạch dưới chữ Đ (đúng) các câu diễn tả dạng co giật  ở trẻ sơ sinh:
A. Cơn giật nhiều ổ là cơn xuất hiện ở một phần chi này, có thể ở phần chi
    khác không theo tuần tự               D                                                         Đ/S             
B. Cơn co giật cục bộ ở trẻ sơ sinh thường không liên quan đến các tổn      thương thực thể ở não           S                                                                     Đ/S
C. Nhưng cơn run chi, không có rối loạn y thức cũng là một dạng co giật ở
      trẻ sơ sinh                              D                                                               Đ/S
D. Nhưng cơn duỗi cứng ở tất cả các chi hoặc cơn mềm nhũn                  Đ/S D
E. Những cơn giật cơ hàng loạt hiếm gặp nhưng có tiên lượng nặng        Đ/S D
F. Cơn ngước mắt, mắt đưa ngang, cơn nháy mắt, cử động có nhịp điệu của lưỡi, cơn tím tái, rối loạn vận mạch, cơn ngừng thở có thể là những cơn co giật không điển hình                                                                                 Đ/S D


2. Trẻ sơ sinh 5 ngày tuổi, có tiền sử mẹ chuyển dạ trên 24 giờ, phải dùng thuốc kích thích tử cung, trẻ được đẻ đường dưới, sau 1o phút mới khóc, có cơn co giật toàn thân. Các nguyên nhân gây co giật sau có thể :
A.   Do thiếu o xy thiếu máu cục bộ ở não@
B.   Xuất huyết não, màng não@
C.   Dị tật não
D.   Uốn ván rốn
E.    Do trẻ bị ngộ độc từ mẹ                                            

3. Trẻ sơ sinh 5 ngày tuổi, có trọng lượng sau sinh 3,8kg, đẻ phải dùng forcep lấy thai, sặc nước ối, co giật nửa người tráỉ, xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu 11.200/mm3, Hb 16g%, Máu đông 7 phút, máu chảy 3 phút, CRP : 6mg/l  Nguyên nhân co giật sau, trừ:
A. Chấn thương sản khoa
B. Xuất huyết não, màng não không do chấn thương
C. Viêm màng não mủ@
D. Do rối loạn chuyển hoá: giảm đường máu hoặc giảm can xi máu @
E. Co giật lành tính xảy ra vào ngày thứ 5.@

4. Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi, được mổ đẻ với trọng lượng 4,5 kg, khóc ngay, co giật, xét nghiệm Hb 16 g%, BC 12000/mm3, máu đông: 8 phút, máu chảy: 4 phút, Glucose máu: 2mmol/l, can xi máu toàn phần 1,5mmol/l, Natri máu 138mmol/l  mẹ của trẻ mắc bệnh động kinh và bệnh tiểu đường đang được đIều trị Glucophage và Sodanton từ 2 năm nay. Nguyên nhân gây co giật nào dưới đây là khả năng nhất?.
A.   Xuất huyết não, màng não không do chấn thương
B.   Co giật do rối loạn chuyển hoá giảm đường máu, giảm can xi máu, thiếu vitamin B6…@
C.   Do ngộ độc thuốc gây mê
D.   Do nhiễm khuẩn thần kinh                                                                       

5. Gạch dưới chữ cái biểu hiện các yếu tố trong định nghĩa co giật do sốt:
A.   Tuổi thường xảy ra từ 1 tháng đến 5 tuổi
B.   Không có dấu hiệu biểu hiện nhiễm khuẩn nội sọ
C.   Không có một cơn co giật không do sốt trong tiền sử
D.    Cả 3 dấu hiệu trên.@

6. Các tiêu chuẩn co giật do sốt đơn thuần dưới đây là đúng trừ:
A.   Cơn co giật toàn thể
B.   Cơn co giật kéo dài dưới 10 phút
C.   Trẻ phát triển bình thường
D.   Không có cơn thứ 2 trong 24 giờ
E.    Có dấu hiệu thần kinh cục bộ@

7. Các tiêu chuẩn co giật do sốt phức hợp dưới đây là đúng trừ:
A.   Cơn co giật cục bộ
B.   Thời gian kéo dài của cơn từ trên 15 phút đến 29 phút
C.   Có nhiều cơn trong 24 giờ
D.   Phải có đủ 3 tiêu chuẩn trên@

8. Trạng thái động kinh do sốt là cơn co giật khi có sốt có thời gian kéo dài:
A.   10 phút
B.   20 phút
C.   Trên 30 phút@
D.   Nhiều giờ

9. Điền vào những những chữ cái tiếp theo về nguyên nhân do nhiễm khuẩn thần kinh gây co giật ở trẻ bú mẹ 
A.   Viêm màng não mủ, vi rút, lao
      B.
C.
D.

10. Điền chữ cái tiếp theo về nguyên nhân do rối loạn chuyển hoá gây co giật ở trẻ bú mẹ:
A.   Giảm Natri máu
      B.
      C.
      D.

11. Trẻ gái 12 tuổi, có kêu đau .đầu, buồn nôn 2 ngày trước, xuất hiện  co giật nửa người phải, sau đi vào hôn mê. Khám thấy thấy trẻ hôn mê với 7 điểm Glasgow, sụp mi mắt trái, liệt mặt trái, giảm vận động nửa phải kín đáo, tim không nghe thấy tiếng thổi, bạch cầu máu 8.500/mm3, huyết sắc tố 11g%, tiểu cầu 350.000/mm3, thời gian máu đông 7 phút, thời gian máu chảy máu chảy 3 phút, chụp CT não có tụ máu vùng bao trong và phù não bán cầu trái. Chẩn đoán xác định bệnh nào là nguyên nhân gây co giật dưới đây:
A.   Xuất huyết não do chấn thương
B.   Xuất huyết não do dị dạng mạch máu não@
C.   Viêm não chảy máu Rasmusen
D.   Nhồi máu não do tắc mạch

12. Cháu gái 13 tháng tuổi có sốt cao 39-400 C, co giật toàn thân nhiều cơn, hôn mê, xét nghiệm dịch não tuỷ : protein o,35 g/l, đường vết, tế bào 3 BC, Natri máu 135 mmol/l, Kali 4,5 mmol/l, Cl 103mmol/l, Can xi 2,15 mmol/l, Glucose 2mmo/l SGOT : 235 UI/l, SGPT 256 UI/L. Chẩn đoán bệnh nào có thể nhất và là nguyên nhân gây co giật:
A.   Hội chứng Reye@
B.   Viêm não
C.   Ngộ độc thuốc
D.   Suy gan cấp do viêm gan

13. Điền bổ xung vào chữ cái dưới đây liệt kê 9 loại nguyên nhân chính gây co giật ở trẻ bú mẹ:
A.   Co giật do sốt cao
B.   Co giật do nhiễm khuẩn thần kinh
      C. Co giật do xuất huyết não, màng não
      D.
      E.
      F.
      G.
      H.
      I. Thiếu o xy cục bộ, ngừng tim, ngất


14. Khoanh tròn chữ Đ nếu câu trả lời đúng, chữ S nếu câu trả lời sai  về các dạng cơn co giật ở trẻ bú mẹ:
a/ Những cơn co giật toàn thể là những cơn giật hai bên thân thường
     ưu thế một bên                                                                                    Đ/SD
b/ Những cơn co cứng-co giật(cơn lớn) thường hay gặp ở trẻ còn bú     Đ/SS
c/ Những cơn co giật hay những cơn co cứng- giật toàn thể thường gặp
     trong sốt cao co giật đơn thuần                                                           Đ/S
d/ Những cơn co cứng thường thường kết hợp với các rối loạn thực
     vật như ngừng thở, tím tái, rối loạn vận mạch                                     Đ/S
e/ Những cơn giật rung(clonique) thường kết hợp với các rối loạn S
    vận mạch, giãn mạch, giãn đồng tử …..                                               Đ/S
f/ Những cơn co giật cục bộ thường không liên quan đến tổn thương
    thực thể ở não.                         S                                                             Đ/S

15. Các câu dưới đây là mổ tả đúng dạng co giật của hội chứng West, trừ:
A.   Mỗi cơn trẻ gấp đầu vào thân,, chi trên bắt chéo trước ngực, chi dưới gấp kiểu hìng số 4. Có nhiều loạt cơn như vậy liên tiếp.
B.   Mỗi cơn trẻ giật rung tứ chi, mắt nhìn ngước lên trên. Cơn kéo dài nhiều phút.S
C.   Mỗi cơn đầu ngửa ra sau, hai tay hai chân co rúm về phía trước. Có nhiều loạt cơn như vậy liên tiếp.
D.   Mỗi cơn đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi cứng. Có nhiều loạt cơn như vậy liên tiếp.
E.    Trẻ co cứng toàn thân hai tay co vào thân, hai chân ruỗi cứng đầu quay một phía, cơn co cứng có thể kéo dài nhiều phút.@

16.    Nêu ra đặc điểm  chính của hội chứng Lennox Gastaut:
A.   Cơn động kinh thường đa dạng
B.   Có thiểu năng trí tuệ và rối loạn hành vi
C.   Điện não đồ tần số chậm, nhọn, lan toả, tần số 2-3,5 chu kỳ /giây
D.   Xảy ra ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi
E.    Tất cả các đặc điểm  trên@
17. Trạng thái động kinh là cơn co giật toàn thể hoặc nhiều cơn nối tiếp có thời gian kéo dài :
A.   10 phút
B.   15 phút
C.   20 phút
D.   30 phút và trên 30 phút @
18. Liều lượng thuốc cho một lần tiêm tĩnh mạch của diazepam khi cắt cơn co giật là:
A.  0,25 mg/kg @
B.  0,50 mg/kg
C. 0,75 mg/kg
D.  1mg/kg

19. Nêu hai đường sử dụng thuốc thích hợp nhất của diazepam khi điều trị cắt cơn co giật cấp :
A.  Đường uống
B. Đường tiêm bắp
C.  Đường tĩnh mạch@
D. Thụt hậu môn@

20. Chọn liều lượng phenobacbital liều một lần tấn công khi cắt cơn co giật:
          A.   5 mg/kg
          B.  10 mg/kg@
          C.  20 mg/kg@
          D.  30 mg/kg

21. Chỉ định dùng thuốc kháng động kinh dự phòng liên tục cho trẻ bị sốt cao co giật, trừ:
         A. Trẻ có cơn co giật cục bộ
         B.  Trẻ <1 tuổi có rối loạn phát triển tâm thần, vận động
         C. Có cơn co giật kéo dài trên 15 phút, hoặc liệt sau cơn
         D. Trẻ có từ 2 cơn giật trở lên trong một ngày
         E.  Dùng thuốc kháng động kinh cho mọi trường hợp sốt cao co giật@

22. Ba tên thuốc được điều trị tình trạng co giật nặng, trừ:
      A. Seduxen
      B. Phenobacbital
C.   Phenyltoin
D.   Depakin@
E.    Tegretol@

23. Kể các nguyên  tắc điều trị bệnh động kinh
          A.                                                        D.
          B.                                                         E.
          C.                                                         

24. Kể  yêu cầu chăm sóc bệnh nhi bị co giật tại bệnh viện hoặc ở nhà
          A.                                                        D.
          B.                                                         E.
          C.                                                         

25. Cháu Nga 7 ngày tuổi được nhập viện vì có nhiều cơn co giật và ngừng thở . Khai thác bệnh sử và tiền sử được biết. Mẹ làm nghề nông  mắc bệnh tiểu đường, sinh cháu lần đầu tiên. Trạm xá Xã đã chuyển mẹ sinh ở bệnh viện Huyện. Bác sĩ Sản khoa phải dùng dụng cụ Forcep để lấy thai sau 22 giờ chuyển dạ. Chỉ số ápga sau sinh 5 phút 5 điểm, trẻ nặng 3,7 kg. Cháu được hồi sức tại phòng dưỡng nhi của bệnh viện  Huyện, sau 7 ngày, trẻ có nhiều cơn ngừng thở và tím tái, hạ thân nhiệt, co giật. Vì vậy trẻ được chuyển bệnh viện tuyến trên.
1/ Hãy kể tên 4 bệnh biểu hiện co giật có thể xảy ra ở trẻ này theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống
A.xuat huyet nao mang nal
B.ha glucse mau
C.thieu oxy mau nao cuc bo
D.dong kinh. Cogiat do rlch
2/ Hãy Ghi các xét nghiệm  cần thiết cho mỗi loại nguyên nhân.
3/ Khoanh tròn chữ thứ tự tên loại thuốc cần chọn trước tiên để cắt cơn co giật:
                 A. Phenobacbital
                 B. Seduxen
                 C. Depakine
                 D. Phenyltoin
                 E. Tegretol
4/  Nêu đường dùng thuốc thích hợp để cắt cơn giật và liều lượng thuốc.

26. Cháu Hoa 25 ngày tuổi được nhập bệnh viện vì co giật. Trẻ nặng 4 kg, sốt 38,5 độ C. Khám trẻ thấy da xanh, thóp phồng, sụp mi mắt trái, có rỉ máu nơi tiêm do tiêm thuốc ở trạm xá Xã. Quan sát thấy trẻ co giật nhiều bên phải. Người mẹ cho biết trẻ là con thứ nhất, đẻ phải dùng giác hút. Trẻ có ngạt sau sinh, trẻ được nuôi sữa mẹ. Vào 10 ngày tuổi, trẻ bị sốt, ho được uống clamoxyl 1 gói/ ngày trong 5 ngày. Trước 2 ngày nhập viện, ngày đầu trẻ sốt 38 độ C, khúc khắc ho, ỉa phân lỏng 4 lần/ ngày, bú kém, có nhiều cơn khóc bất thường, vào ngày thứ hai trẻ xuất hiện co giật nên được gia đình đưa đến bệnh viện.
1/ Hãy kể 4 nguyên nhân gây co giật theo thứ tự có khả năng hay gặp.
2/ Xét nghiệm  cần làm để giúp chẩn đoán xác định
3/ Trẻ này được cứu sống, bạn hãy cho lời khuyên đối người mẹ khi ra viện.

27. Cháu Lan 2 tuổi, được đưa đến khoa cấp cứu vì co giật và sốt cao. Theo người mẹ, hai ngày trước khi vào viện trẻ có khúc khắc ho, chảy dịch mũi hầu, vẫn ăn ngủ bình thường. Chiều tối nay trẻ đột nhiên lên cơn co giật toàn thân, cơn kéo dàI khoảng 3 phút, gia đình không xử trí gì vội vã đưa trẻ đến viện. Đến viện cặp nhiệt độ trẻ sốt 40 độ 5, cơn giật đã ngừng nhưng trẻ còn hoảng hốt. Được biết trẻ đã hai lần đến viện vì co giật do sốt cao, một lần 13 tháng tuổi, một lần 15 tháng tuổi. Mỗi đợt chỉ có 1 cơn trong 24 giờ.
1/ Hãy khoangtròn chữ cái mà bạn cho là chẩn đoán có thể nhất    
          A. Viêm màng não mủ
          B. Viêm não
          C. Sốt cao co giật đơn thuần@
          D. Co giật do giảm đường huyết, can xi huyết
          E. Động kinh
2/ Bạn hãy nêu các lý lẽ để giải thích cho chẩn đoán của mình.
3/  Cho một y lệnh điều trị cấp cứu
4/ Đưa những lời khuyên cho gia đình khi con mình bị co giật.

28. Cháu gái 3 tháng tuổi, có sốt cao từ 5 ngày nay, từ ngày thứ 2 trẻ có nhiều cơn co giật toàn thân từ 5-10 phút, hôn mê, Ngày thứ 3 đến viện khám thấy gáy cứng, bạch cầu máu 17.000/mm3, Huyết sắc tố 10 g%. Dịch não tuỷ màu đục như nước dừa, protein 1,2 g/L, glucose 2 mmol/l, tế bào 579 BC/mm3.
1. Chẩn đoán nào đúng nhất dưới đây:
     A.Viêm não
B.   Viêm màng não mủ@
C.   Xuất huyết não, màng não  
D.Co giật do rối loạn chuyển hoá: do giảm can xi máu hoặc giảm đường máu  
2. Bạn hãy cho ý kiến phân tích về khả năng của C
                               



Đáp án: 1: A, D, E, F; 2: A,B; 3: C, D, E; 4: B; 5: D; 6: F;  7: D, 8: C; 11: B, 12: A; 14: B sai, E sai, F sai; 15: B,E; 16: F, 17: D; 18: 0,25; 19: C,D; 20: B,C; 21: E;  22: D,E; 25: xuất huyết não, màng não; Giảm đường máu; Thiếu o xy, thiếu máu cục bộ não, Thiếu vitamin B6; 26: Xuất huyết nao, màng não; Viêm màng não mủ, Động kinh, Co giật do rối loạn chuyển hoá; 27: phần 1:C,; 28: phần 1: B, phần 2: tuy bệnh nhi ở lứa tuỏi mắc XHNMN do thiếu vitamin K, nhưng dịch não tuỷ không biểu hiện của XHNMN. Các câu: 9,10, 13, 23, 24 xem handout)                       


Share on Google Plus

About drluc

  • Bác sĩ nhà quê
  • - Mọi người rồi sẽ quên đi điều bạn nói
    - Họ cũng sẽ quên đi việc bạn làm
    - Nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm nhận
    - Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại
    - SỐNG LÀ ĐỂ TRẢI NGHIỆM VÀ CHIA SẺ!
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    0 comments:

    Post a Comment

    Hotline: 0984.260.391