Trắc nghiệm Nội khoa - Khám và chẩn đoán phù
Xem thêm: Tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân phù
Câu 1: Cơ chế phù chính trong hội chứng
thận hư:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
@B. Giảm áp lực keo.
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Câu A và câu B đúng
E. Câu A và câu C đúng
Câu 2: Cơ chế gây phù chủ yếu trong suy
tim:
A. Giảm áp lực keo
B. Tăng tính thấm thành mạch
@C. Tăng áp lực thủy tĩnh
D. Giảm lọc cầu thận
E. Cả 4 câu trên đều đúng
Câu 3: Cơ chế gây phù chính trong phù do
dị ứng:
A. Giảm áp lực keo máu
B. Tăng áp lực thủy tĩnh máu
@C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Câu A và C đúng
E. Câu A và B đúng
Câu 4: Hai cơ chế gây phù chính trong
hội chứng thận hư:
A. Giảm áp lực thủy tĩnh và giảm áp lực
keo
B. Tăng Aldosterone và tăng áp lực thẩm
thấu
@C. Giảm áp lực keo và tăng Aldosterone
D. Giảm áp lực keo và giảm áp lực thẩm
thấu
E. Giảm áp lực keo và tăng tính thấm
thành mạch
Câu 5: Các cơ chế gây phù trong xơ gan:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo.
C. Tăng tính thấm thành mạch
C. Câu B và C đúng
@D. Cả 3 cơ chế trên
Câu 6: Phù do hội chứng thận hư thường
xuất hiện đầu tiên ở vị trí:
A. Mắt cá chân
B. Mặt trước xương chày.
C. Các đầu chi
D. Ổ bụng (báng)
@E. Mặt
Câu 7: Phù trong suy tim giai đoạn đầu
thường xuất hiện ở vị trí:
A. Mặt
B. Màng bụng
C. Màng phổi, màng tim
@D. Chân
E. Ngực
Câu 8: Phù áo khoác thường do nguyên
nhân chèn ép ở vị trí:
A. Động mạch chủ ngực
B. Động mạch chủ bụng
C. Tĩnh mạch chủ dưới
@D. Tĩnh mạch chủ trên
E. Tĩnh mạch trên gan.
Câu 9: Nguyên nhân phù do hệ bạch huyết
ở nước ta thường gặp nhất là:
A. Ung thư
B. Viêm
C. Nhiễm trùng
D. Nhiễm virus
@E. Nhiếm ký sinh trùng
Câu 10: Theo dõi diễn biến của phù trên
lâm sàng tốt nhất nên dựa vào:
A. Dấu ấn lõm Godet
B. Khám báng
C. Dấu hiệu phù ở mi mắt
D. Lượng nước tiểu / 24 giờ
@E. Cân nặng
Câu 11: Phù chi dưới trong thai kỳ do cơ
chế:
@A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Tăng Aldosterone
E. Tăng tiết ADH
Câu 12: Khám phù bằng dấu ấn lõm nên
thực hiện ở vị trí:
A. Mắt
B. Trán
C. Đùi
D. Bàn chân
@E. Tất cả đều sai
Câu 13: Trường hợp phù không làm giảm lượng
nước tiểu:
A. Suy tim
@B. Viêm bạch mạch
C. Suy thận
D. Hội chứng thận hư
E. Xơ gan
Câu 14: Phù kèm với dấu hiệu tuần hoàn
bàng hệ ở hạ sườn và thượng vị thường do nguyên nhân:
A. Chèn ép tĩnh mạch chủ trên
B. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
C. Suy tim
@D. Xơ gan
E. Suy thận
Câu 15: Phù kèm với tuần hoàn bàng hệ ở
ngực thường do nguyên nhân:
A. Suy tim
@B. Hội chứng trung thất
C. Tắc tĩnh mạch trên gan
D. Hẹp động mạch chủ
E. Xơ gan
Câu 16: Nguyên nhân thường gặp nhất của
phù toàn thân:
A. Bệnh tim
B. Bệnh gan
@C. Bệnh thận
D. Suy dinh dưỡng
E. Dị ứng
Câu 17: Đặc điểm của phù nội tiết:
A. Thường gặp ở người lớn tuổi
@B. Mức độ phù thường nhẹ
C. Ở phụ nữ mãn kinh
D. Liên quan đến thời tiết
E. Nam giới gặp nhiều hơn nữ
Câu 18: Phù trong bệnh Bêri - Bêri:
A. Thường phù ở mặt.
B. Thường kèm tràn dịch màng phổi
C. Liên quan với chế độ ăn nhạt
D. Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm phù
@E. Thường kèm giảm, mất phản xạ gân gối
Câu 19: Nguyên nhân thưường gặp của phù
một chi dưới:
A. Xơ gan
B. Suy thận
@C. Viêm tắc tĩnh mạch
D. Bệnh Bêri - Bêri
E. Có thai
Câu 20: Chế độ ăn nhạt thường tốt cho điều
trị phù do nguyên nhân:
@A. Viêm cầu thận cấp
B. Hội chứng trung thất
C. Bệnh giun chỉ
D. Bệnh Bêri - Bêri
E. Duy dinh dưỡng
Câu 21: Phù trong xơ gan thường xuất
hiện đầu tiên ở:
@A. Bụng
B. Chân
C. Mặt
D. Tay
E. Ngực
Câu 22: Vị trí thường gặp của phù trong
bệnh Bêri - Bêri:
A. Tay
B. Mặt
C. Bụng
@D. Chân
E. Toàn thân
Câu 23: Cơ chế chính của phù viêm:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo
@C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 24: Phù do viêm tắc tĩnh mạch sâu
chi dưới có đặc điểm:
A. Thường phù toàn
B. Thường phù 2 chi dưới
C. Thường kèm tuần hoàn bàng hệ vùng hạ
sườn và thượng vị
D. Câu B và C đúng
@E. Tất cả đều sai
Câu 25: Cường Aldosterone thứ phát có
thể gặp trong các trường hợp phù do:
@A. Xơ gan
B. Suy dinh dưỡng
C. Bệnh Bêri - Bêri
D. Viêm tắc tĩnh mạch
E. Viêm tắc bạch mạch
Câu 26: Phù do giảm áp lực keo máu có
thể gặp do nguyên nhân:
A. Suy dinh dưỡng
B. Xơ gan
C. Hội chứng thận hư
D. Câu A và C đúng
@E. Cả 3 câu đều đúng
Câu 27: Trong các nguyên nhân dưới đây,
nguyên nhân nào có thể gây phù qua cơ chế tăng tính thấm thành mạch:
A. Bệnh Bêri - Bêri
B. Hội chứng thận hư
C. Suy thận
@D. Dị ứng
E. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
Câu 28: Trường hợp nào phù thường kèm
theo báng nhất:
A. Suy thận cấp
B. Có thai
C. Suy tim
@D. Xơ gan
E. Viêm bạch mạch
Câu 29: Phù do nguyên nhân do giun chỉ
thường có đặc điểm:
A. Liên quan đến tư thế người bệnh
B. Liên quan đến chế độ ăn nhạt
C. Có yếu tố di truyền
D. Thường do cơ chế tăng áp lực thủy tĩnh
phối hợp với giảm áp lực keo
@E. Có yếu tố dịch tể
Câu 30: Phù do suy dinh dưỡng thường có đặc
điểm:
A. Phù nhiều về chiều, sau khi hoạt động
nặng
@B. Phù ở ngọn chi
C. Phù xuất hiện đột ngột buổi sáng, ở
mặt
D. Phù liên quan đến chế độ ăn nhạt
E. Thường do cơ chế giãn mạch tăng tính
thấm thành mạch gây ra.
0 comments:
Post a Comment